Hệ quả Biểu tình Thái Bình 1997

Nông dân Thái Bình

Theo báo Giao thông, 11 người dân tại xã An Ninh bị truy tố vì gây rối trật tự công cộng và phá hoại tài sản xã hội chủ nghĩa.[31] Ngày 2 và ngày 21 tháng 1 năm 1998, 13 người dân tại xã Thái Thịnh bị truy tố.[50] Ngày 2–4 tháng 7 năm 1998, tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình xét xử vụ án "gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ" tại xã Quỳnh Hoa với 40 người; trong đó có 28 người bị tạm giam, 12 người được tại ngoại, một số người là thương binh – đối tượng chính sách.[29] Khoảng 117 người dân bị tống đạt lệnh giam theo các báo cáo quốc tế[24][25][67][102] (trong khi nguồn khác công bố 30 người bị tống giam vào tháng 7 năm 1998[26]), hàng trăm người dân bị bắt giữ.[28][49] Theo số liệu từ Chính phủ Việt Nam, 105 bị can bị truy tố vì phạm tội "gây rối trật tự trị an".[21] BBC dẫn lời ý kiến cho rằng một số người khởi xướng biểu tình Thái Bình 1997 bị bắt giữ theo hướng không công khai.[3] Nhà văn Dương Thu Hương vào năm 2006 cho rằng có một số lượng nông dân Thái Bình bị chết trong tù do bị giam chung với tội phạm nguy hiểm, nhưng chưa có nguồn độc lập kiểm chứng.[24] Ruộng lúa tại Thái Bình ít, bình quân một hộ gia đình được nhận một sào, những người sinh sau năm 1993 không có ruộng.[5]

Thu nhập vốn bình quân hàng tháng theo đầu người tại tỉnh thành (nghìn đồng)[lower-alpha 9][9]
Địa giới hành chínhQuốc giaĐồng bằng sông HồngHà NộiHải PhòngVĩnh PhúcHà TâyBắc NinhHải DươngHưng YênHà NamNam ĐịnhThái BìnhNinh Bình
Năm1996226,70223,30379,30262,81180,88208,66215,05176,36176,36176,60176,60215,21178,39
1999295,00280,30454,00350,00215,70240,00260,50225,00210,00212,00221,60272,00229,10
1996–1999 (%)130,13125,53119,69133,18119,25115,02121,13127,58119,07120,05125,48126,39128,43

Theo khảo sát năm 2006 của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD), khoảng 45% lao động tại Thái Bình chuyển đổi khỏi nông nghiệp, 20 vạn người trong tỉnh là lao động di cư.[115] Năm 2010, nông nghiệp trồng lúa vẫn chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu xã hội – nghề nghiệp của nông dân Thái Bình.[116] Từ năm 2017, nông dân ở một số địa phương tại Thái Bình viết đơn xin trả lại ruộng lúa, hiện tượng bỏ hoang ruộng bắt đầu xuất hiện.[117]

Chính phủ Việt Nam

Báo cáo tổng kết thị sát xã hội học tại Thái Bình được đăng toàn văn trên báo Nhân Dân,[lower-alpha 10] Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamChính phủ Việt Nam kiểm điểm trước Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[15] Tháng 8 năm 1997, Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt ban hành Nghị định 89/CP, yêu cầu chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp thường xuyên giải quyết khiếu nại của công dân.[25] Kể từ sau sự kiện, mỗi năm ít nhất một lần đều có một nhóm thị sát nghiên cứu về biến đổi xã hội tại Thái Bình trong khoảng 10 năm.[97] Hội Nông dân Việt Nam được tái thành lập vào cuối thập niên 1980 và đóng vai trò quan trọng sau sự kiện Thái Bình.[58] Tổng Bí thư Đỗ Mười cho biết Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đang xem xét xây dựng dự thảo Chỉ thị số 30 về xây dựng Quy chế dân chủ cơ sở, sau đó chính thức ban hành vào ngày 18 tháng 2 năm 1998.[41][89] Cũng trong tháng 2 cùng năm, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đến thăm Thái Bình, nhấn mạnh rằng những bất mãn tại Thái Bình—nơi có truyền thống cách mạng—bắt đầu từ năm 1994 và công chức địa phương đã không có hành động nào giải quyết khiếu nại.[16] Chính phủ Việt Nam ban hành nghị định số 29/1998NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 1998 về "Quy chế thực hiện dân chủ cơ sở" nhằm thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".[63][89] Nghị định 29 do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đỗ Quang Trung soạn thảo.[42] Ngày 26 tháng 5 năm 1998, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn Ủy ban Mặt trận các cấp tham gia thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở.[1] Tháng 2 năm 1998, chính phủ giảm giá điện, tăng tiếp cận các khoản vay cho nông dân, tăng cường giám sát thuế tại các địa phương, giảm thủ tục hành chính trong các khiếu kiện về tranh chấp đất đai.[50] Tổ công tác thị sát Thái Bình do Phạm Thế Duyệt chủ trì hoạt động trong giai đoạn 1997–1999, sau đó Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định giải thể tổ công tác vào giữa năm 1999.[31] Cuối năm 1999, Ban Dân vận Trung ươngMặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng với các cơ quan nghiên cứu xây dựng định nghĩa khái niệm "điểm nóng".[24] Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải trong năm 1999 yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước mua gạo của nông dân miền Bắc, ưu đãi nhiều khoản vay chi phí thấp và miễn thuế quan cho các công ty xuất khẩu gạo sang Trung QuốcLàoCampuchia.[50] Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới[lower-alpha 11] được Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam coi là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng.[58]

Chính quyền địa phương

Chính phủ Việt Nam vào tháng 9 công bố bãi nhiệm 50 công chức, 30 công chức bị điều tra về tội tham nhũng, số lượng công chức khác bị khai trừ ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam. Đầu tháng 11 năm 1997, chính phủ quyết định bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình Vũ Xuân Trường và Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Vũ Mạnh Ring.[50] Sau sự kiện, 51 vụ tham nhũng bị khởi tố với 148 bị can, truy tố 41 vụ với 120 bị can.[21] Công chức tại hơn 200 xã thuộc Thái Bình bị thay thế, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình – Chủ tịch Ủy ban nhân dân – Chánh Thanh tra – Giám đốc Công an – Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân bị điều chuyển khỏi Thái Bình. Các tố cáo và khiếu nại của người dân được giải quyết.[33][80] Thị xã Thái Bình (nay là thành phố Thái Bình) phát động phong trào "hai tự quản" vào năm 1997 nhằm quản lý tài sản và quản lý con người.[118] Cuối năm 1997, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Phạm Văn Thọ được bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình.[119] Bùi Sỹ Tiếu đảm nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình.[lower-alpha 12][43][64] Huyện Quỳnh Phụ trong năm 1997 đã thực hiện thanh tra 33/38 xã, thu hồi 3,628 tỷ đồng; giai đoạn 1986–2005 đã khai trừ 3.379 công chức huyện này ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.[120] Ngày 12 tháng 1 năm 1998, Tỉnh ủy Thái Bình ban hành Nghị quyết 06 "Về những chủ trương, giải pháp ổn định tình hình trong tỉnh", yêu cầu coi trọng công tác đào tạo cán bộ cơ sở.[7][121] Tỉnh ủy Thái Bình cũng ban hành Nghị quyết 04 "Về những chủ trương giải quyết tình hình ở Quỳnh Phụ", Nghị quyết số 05-NQ/TU, kế hoạch số 18-KH/TU, kế hoạch số 03-KH/TW, chương trình hành động số 35-CTr/TU, Hướng dẫn số 34-HD/TU.[122] Tháng 6 năm 1998 tại Hội Nông dân Thái Bình, Phạm Văn Thọ xác nhận chính quyền địa phương tiếp nhận khiếu nại của 251/285 xã từ 16 tháng trước, mô tả tình hình ở 207 xã còn phức tạp và 30 xã còn căng thẳng leo thang.[50] Công chức xã An Ninh được thay đổi sau sự kiện, xã này dẫn đầu các hoạt động phong trào trong huyện Quỳnh Phụ từ năm 2005; xã Thái Thịnh hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trong giai đoạn 1997–1999, hơn 2.000 công chức bị phát hiện sai phạm (trong đó có 800 công chức cấp cao địa phương), hơn 70% tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam tại Thái Bình bị thay thế.[30][61] Giai đoạn bất ổn 1997–1999 khiến kinh tế tỉnh Thái Bình bị kéo tụt khoảng 10 năm phát triển.[79] Bí thư Tỉnh Uỷ Thái Bình (đương nhiệm) Nguyễn Hồng Diên khẳng định "Thái Bình xây dựng nông thôn mới bằng mọi cách nhưng không bằng mọi giá" và "không nặng về xây dựng kết cấu hạ tầng, chú trọng lấy mục tiêu nâng cao thu nhập người dân".[62] Thập niên 2010, chính sách chính quyền địa phương Thái Bình gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới.[123]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Biểu tình Thái Bình 1997 http://101.53.8.174/hcmulaw/index.php?option=com_c... http://press-files.anu.edu.au/downloads/press/p266... //www.amazon.com/dp/1857431332 http://id.nii.ac.jp/1130/00002906/ http://tuanvietnam.net/2012-02-02-gs-nguyen-minh-t... //dx.doi.org/10.1177%2F186810341603500202 //dx.doi.org/10.14264%2Fuql.2015.392 //dx.doi.org/10.22004%2Fag.econ.23788 //dx.doi.org/10.22459%2FLCFPA.01.2014.15 //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v...